Các bạn thân mến,
Tuần này, Ad sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách dùng dấu phẩy trong tiếng Anh nhé! Thông thường, chúng ta biết đến vai trò của dấu phẩy là giữ cho cấu trúc câu trở nên rõ ràng, vì thế bài viết cũng dễ đọc và dễ hiểu hơn. Thêm vào đó, khi nhìn vào văn bản, người đọc cũng dễ dàng nhận ra chỗ nào cần dừng hoặc ngắt hơi. Vậy cách dùng dấu phẩy trong tiếng Anh và tiếng Việt có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết phần dưới đây nhé ^ ^
Cách dùng dấu phẩy trong tiếng Anh
1. Dấu phẩy giữa các mệnh đề chính.
– Sử dụng dấu phẩy giữa hai mệnh đề chính nếu chúng được phân cách bởi các từ như and hoặc but.
Ví dụ:
We went to supermarket, and then we bought a chicken. ( Chúng tôi đi siêu thị, và sau đó chúng tôi mua 1 con gà)
– Sử dụng dấu phẩy để phân cách các phần trong một câu
Ví dụ:
I went home, took a bath, then went to bed. ( Tôi về nhà, tắm giặt sau đó đi ngủ)
Nhưng không sử dụng dấu phẩy nếu các phần của câu được nối với nhau bằng từ and hoặc từ but.
Ví dụ:
She ran down the stairs and opened the door and saw her boyfriend and gave him a kiss.
2. Dấu phẩy trong câu gián tiếp
– Trong câu gián tiếp, sử dụng dấu phẩy ngay sau mệnh đề giới thiệu.
Ví dụ:
She said, “I have learnt English for 2 years.” (Cô ấy nói, “Tôi đã học Tiếng Anh được 2 năm rồi”).
– Nếu mệnh đề trực tiếp đứng ngay đầu câu thì đặt dấu phẩy ngay trước dấu ngoặc kép cuối cùng, lưu ý không sử dụng dấu chấm ở đây mặc dù chỗ này là hết câu.
Ví dụ:
“I was in Hanoi last week,” she said.
– Không sử dụng dấu phẩy sau mệnh đề trực tiếp nếu câu trực tiếp kết thúc bằng dấu hỏi hoặc dấu chấm than.
Ví dụ:
“Were you in London last year?” he asked (nhưng bạn lại có thể nói: He asked, “Were you in London last year?”)
“Great!” she replied. (nhưng cũng có thể nói: She replied, “Great!”)
3. Sử dụng dấu phẩy trong câu điều kiện
– Nếu mệnh đề có if đứng đầu câu thì sử dụng dấu phẩy ngay sau mệnh đề này còn nếu nó không đứng đầu câu thì không cần phải sử dụng dấu phẩy.
Ví dụ:
If I am not busy, I will help you/ I will help you if I am not busy.
(Nếu tôi không bận, tôi sẽ giúp bạn).
4. Dấu phẩy trong mệnh đề giới thiệu
– Sử dụng dấu phẩy sau mệnh đề giới thiệu nếu mệnh đề này bắt đầu bằng động từ nguyên thể có to, bằng giới từ hoặc bằng danh động từ.
Ví dụ:
To get the best results, she reviews all of the lessons very carefully. ( Để đạt được kết quả tốt nhất, cô ấy ôn lại tất cả các bài học rất cẩn thận)
Before he went to school, he had had breakfast. (Trước khi anh ấy tới trường, anh ấy đã ăn sang rồi)
Having done everything, I went to bed. ( Sau khi đã làm xong mọi việc, tôi đi ngủ)
5. Dấu phẩy với ý đối nghịch
– Sử dụng dấu phẩy với nghĩa đối lập ngay cả khi chúng được phân tách với nhau bởi and hoặc but
Ví dụ: It was the father, and not the son, who went to the disco every Friday. (Chính là ông bố, chứ không phải cậu con trai, đã tới sàn nhảy vào tối thứ Sáu hàng tuần).
Nguồn sưu tầm.