Phân biệt câu chủ động và bị động

Chào các bạn,

Đến hẹn lại lên, Ad rất vui khi luôn mang đến cho các bạn những kiến thức Tiếng Anh bổ ích hàng ngày. Hôm nay ad sẽ giúp các bạn “ Phân biệt Câu chủ động và Câu bị động” nhé!

 

Phân biệt câu chủ động và bị động

I. CÂU CHỦ ĐỘNG

Là dạng câu mà chủ từ của câu là người / vật thực hiện hành động – gây ra tác động lên người hoặc vật khác.

Ex:        – Ann writes a letter

             – Some farmers are working in the rice field.

II. CÂU BỊ ĐỘNG

1. Bị /Thụ động cách là cách đặt câu trong đó chủ ngữ đứng vai bị động.

 Ex:

 1. English is learnt at school by him.

 2. A hat was bought by her.

Chú ý: Điều kiện để có thể chuyển câu chủ động sang bị động:

Thứ 1: Câu chủ động phải xác lập có được tân ngữ. (object)

Thứ 2: Câu chủ động phải có Ngoại động từ. (transitive verbs)

2. Qui tắc Câu bị động

a. Động từ của câu bị động: To be + Past Participle (PII).

b. Tân ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu bị động

c. Chủ ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của giới từ “BY”

Active : Subject – Transitive Verb – Object

Passive : Subject – Be+ Past Participle – BY + Object

Ex: The farmer dinks tea everyday. (Active)

 Tea is drunk by the farmer everyday. (Passive)

3. Các công thức cụ thể của các thì

1. Đối với Hiện tại đơn giản : S + am/is/are+P2

2. Đối với Hiện tại tiếp diễn : S +am/is/are+being+P2

3. Đối với Hiện tại Hòan thành: S + have/has+been+P2

4. Đối với Quá khứ đơn giản: S + was/were+p2

5. Đối với Quá khứ tiếp diễn: S + was/were+being+P2

6. Đối với Tương lai đơn giản: S + will+be+P2

7. Đối với Tương lai gần: S + to be+going to+Be+P2

8. Đối với Tương lai hòan thành: S + will have been+P2

9. Đối với Quá khứ hoàn thành: S + had been+P2

4. Thể bị động của MODAL VERB

a. Cấu trúc 1: S + modal Verb +Verb infinitive (Vinf)

Dùng để chỉ hành động xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai.

>> Thể bị động S+modal verb + be +P2.

Ex: I must do this homework.

>> This homework must be done.

b. Cấu trúc 2: S + modal Verb + have +P2

Dùng để chỉ những hành động cần phải làm trong quá khứ hoặc đáng lẽ phải xảy ra nhưng không làm. Hoặc những hành động đoán biết chắc hẳn phải xảy ra trong quá khứ.

>>Bị động: S + modal Verb + have been +P2

Nguồn sưu tầm

About

View all posts by

One thought on “Phân biệt câu chủ động và bị động

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.