9 MẸO NHỎ ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG NGHE
Không chỉ với những người còn đang học tiếng Anh, mà cả với những người đã học và đang sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên thì kỹ năng nghe vẫn là một kỹ năng khó. Và không ngoai lệ, đối với những người học IELTS, bài thi IELTS Listening cũng luôn là phần “khó nhằn” nhất. Tuy nhiên, chỉ cần lưu ý một số mẹo nhỏ mà IELTS4EVERYONE giới thiệu sau đây, kỹ năng Nghe tiếng Anh của các bạn sẽ được cải thiện đáng kể đó.
1. Accept the facts (Chấp nhận thực tế)
Đầu tiên bạn cần học cách chấp nhận những thực tế mà bạn không thể hiểu hết tất cả về chúng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta chỉ nghe thực sự hoặc hoàn toàn hiểu 40% các từ trong đoạn hội thoại…thậm chí đó có là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.
2. Keep calm (Giữ bình tĩnh)
Khi bạn nghe, điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh. Bạn sẽ không thể hiểu tất cả vì thế đừng bị buồn vì điều đó. Mục tiêu của bạn là phải nắm được những luận điểm chung mà người khác đang nói. Đừng bao giờ cố gắng nghe rõ hết tất cả các từ. Nghe các điểm chính của đoạn hội thoại.
3. Ask for help (Hãy yêu cầu sự giúp đỡ)
Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào trong cuộc hội thoại, hãy yêu cầu người khác nói chậm hơn. Và bạn cũng có thể nhờ họ nói lại 1 lần nữa những phần mà bạn không hiểu. Người nói đang cố gắng để có một cuộc hội thoại nên họ sẽ làm bất cứ việc gì để giúp bạn.
4. Don’t translate (Đừng dịch)
Trong khi bạn nghe, đừng cố gắng dịch. Nếu bạn làm điều đó, bạn sẽ tập trung vào việc dịch và không theo dõi kịp tiến trình thông tin được đưa ra. Và bạn có thể sẽ mất các phần trong cuộc hội thoại.
5. Keywords (Các từ khóa)
Điều quan trọng nhất là nghe rõ các từ khóa – những từ quan trọng và được nhấn mạnh. Về cơ bản, tiếng Anh là một ngôn ngữ có sự nhấn mạnh đúng lúc. Điều này có nghĩa là khi chúng ta nói, chúng ta tập trung vào những từ được nhấn mạnh đặc biệt và lướt qua số còn lại. Những từ được nhấn mạnh thường là danh từ (dog/table), động từ (run/sit), tính từ (beautiful/wonderful), trạng từ(quickly/slowly). Hầu hết những từ còn lại (đại từ chỉ định, trợ động từ, giới từ…) đều là những từ yếu. Điều tuyệt vời nhất là bạn chỉ cần hiểu những từ khóa để có thể theo dõi đoạn hội thoại. Ví dụ, nếu bạn nghe được những từ khóa sau “saw/film/cinema/last night” bạn sẽ hiểu rằng người đó có lẽ đang nói “I saw a film at the cinema last night.”
6. Think “context” (Nghĩ về nội dung)
Một điều thực sự quan trọng nữa là nghĩ về nội dung của cuộc đối thoại. Nếu bạn hiểu chủ đề là gì, bạn sẽ có thể đoán xem người khác đang nói về vấn đề gì. Ví dụ, nếu bạn biết chủ đề là “the weather”, bạn có thể chắc chắc rằng họ đang đề cập tới các vấn đề như the rain, the snow, the wind, the temperature…(mưa, tuyết, gió, nhiệt độ …)
7. Guess! (Đoán)
Nếu bạn biết nội dung của cuộc hội thoại là gì, bạn cũng nên đoán được phần lớn những gì mà người khác đang nói…thậm chí nếu bạn không nghe hoặc hiểu hết các từ. Bí quyết ở đây là hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn, đoán và theo sát trực giác của bạn. Điều này có thể không khoa học, nhưng nó rất hiệu quả!
8. Improve your pronunciation (Cải thiện phát âm của bạn)
Cuối cùng, bạn cần học về phát âm tiếng Anh, về tất cả, bao gồm cả nối âm. Điều này xảy ra khi âm thanh kết hợp với nhau tạo thành âm mới – thường khi một phụ âm cuối của một từ được theo sau bởi 1 nguyên âm trong từ đứng sau. Ví dụ, “She lived in New York” sẽ là “She liv din New York” với sự nối âm. Và chúng ta không thường xuyên nói, “Look/out” (với các âm tách biệt), chúng ta nói “Lookout”(với phụ âm cuối “k” kết hợp với nguyên âm “ow” trong từ thứ hai).
9. Pratice (Luyện tập)
Vậy, đâu là những điều bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh của mình? Có 3 điểm chính dưới đây:
– Nghe những băng mà được nhắm vào mục tiêu cụ thể ở trình độ của bạn
– Nghe những đoạn hội thoại của người bản địa và các bản thu âm (từ phim ảnh, tin tức, bài hát…) để tai của bạn thích ứng với ngôn ngữ.
– Nghe các tài liệu ghi âm và đọc nội dung của nó cùng 1 lúc để bạn có thể nhìn xem cách các từ được nối với nhau cho phù hợp.
(Nguồn sưu tầm)